Đặng Thùy Trâm sinh trưởng trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm – nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.
Năm 1966, sau khi tốt nghiệp Đại học Y với kết quả học tập loại ưu, cô gái trẻ gạt bỏ tất cả: “một gia đình êm ấm, đầy đủ, được chiều chuộng” xung phong lên đường công tác chiến trường B (miền Nam khói lửa).
Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3/1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27/9/1968.
Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi.
“Đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Hình ảnh Bác sỹ – Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm như một bức tranh hiện thực, tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh ác liệt và tàn khốc. Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“… Có cái chết hoá thành bất tử
Có những người do chân lý sinh ra
Có những lời hơn mọi bài ca”
Việt Nam Anh Hùng
#vnah