[ad_1]
Ngày 4/10, Nga tuyên bố lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa siêu vượt âm từ tàu ngầm, trở thành nước dẫn dầu cuộc đua, theo sau là Trung Quốc, Mỹ cùng ít nhất 5 quốc gia đang phát triển công nghệ này.
Vì sao các nước muốn sở hữu tên lửa siêu vượt âm?
Tên lửa siêu vượt âm giống như các tên lửa đạn đạo truyền thống có thể đem theo đầu đạn hạt nhân và có thể di chuyển nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh.
Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo bay cao vào không gian theo hình vòng cung để đến mục tiêu, trong khi một tên lửa siêu vượt âm bay trên quỹ đạo thấp trong khí quyển nên có khả năng tiếp cận mục tiêu nhanh hơn.
Điều quan trọng là tên lửa siêu vượt âm có khả năng cơ động cao giống tên lửa hành trình cận âm nhưng bay nhanh hơn nhiều nên khó theo dõi và phòng thủ hơn.
Trong khi các quốc gia như Mỹ đã phát triển các hệ thống phòng thủ trước tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, khả năng theo dõi và đánh chặn tên lửa siêu vượt âm vẫn còn là một câu hỏi.
Tên lửa siêu vượt âm có thể được sử dụng để mang đầu đạn thông thường theo cách nhanh hơn và chính xác hơn các tên lửa khác. Nhưng khả năng nó được cấp đầu đạn hạt nhân sẽ làm tăng thêm mối đe dọa đối với một quốc gia, khiến nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân leo thang.
Tốc độ phát triển của các nước
Nga, Trung Quốc, Mỹ và bây giờ là Triều Tiên đều đã phóng thử tên lửa siêu vượt âm. Pháp, Đức, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đang chế tạo còn Iran, Israel và Hàn Quốc đã trong giai nghiên cứu cơ bản về công nghệ này, theo bản báo cáo gần đây của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS).
Nga là nước sở hữu tên lửa siêu vượt âm tân tiến nhất. Moskva ngày 4/10 tuyên bố đã phóng hai quả tên lửa siêu vượt âm Zircon từ tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk. (Xem video dưới đây. Nguồn: RT)
Lần đầu tiên, khi tàu Severodvinsk nổi trên mặt nước, một quả Zircon đã bắn trúng mục tiêu thử nghiệm trên Biển Barents. Quả tên lửa thứ hai phóng khi tàu lặn 40 mét dưới mặt nước.
Trung Quốc cũng đăng tăng tốc phát triển công nghệ đáng báo động này, xem đây như một “con át chủ bài” để cạnh tranh với Mỹ. Báo cáo của CRS cho biết cả Bắc Kinh và Mosksva đều có khả năng triển khai khả năng tác chiến với các phương tiện lượn siêu vượt âm.
Theo một báo cáo của chính phủ, Bộ Quốc phòng Mỹ có chương trình tăng cường phát triển vũ khí siêu vượt âm, lên tới 40 cuộc thử nghiệm trong vòng 5 năm tới.
Tuần trước, Lầu Năm Góc đã phóng một tên lửa siêu vượt âm phóng từ máy bay phản lực và mô tả đó là một cuộc thử thành công giúp biến tên lửa hành trình siêu vượt âm trở thành vũ khí chiến đấu hiệu quả cao.
Triều Tiên cho hay cuộc thử nghiệm của họ đang tập trung vào khả năng cơ động và đặc tính bay. Tuyên bố này cho thấy Bình Nhưỡng vẫn còn cách đích đến khá xa. “Dựa trên đánh giá về các đặc điểm như tốc độ, nó đang ở giai đoạn phát triển ban đầu”, quân đội Hàn Quốc và Mỹ đánh giá về vụ phóng vũ khí mới nhất của Triều Tiên.
Yếu tố thay đổi thế trận?
Giới chuyên gia nhận định tên lửa siêu vượt âm không nhất thiết làm ảnh hưởng đến cân bằng hạt nhân toàn cầu. Thay vào đó, nó bổ sung một phương thức phân phối mới mạnh mẽ cho bộ ba răn đe hạt nhân truyền thống gồm máy bay ném bom, tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Rủi ro lớn nhất là không biết liệu tên lửa siêu vượt âm của đối thủ có mang theo đầu đạn hạt nhân hay thông thường hay không.
Nhấn mạnh về sức hấp dẫn của công nghệ này, báo cáo CRS nói rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện không đủ khả năng để phát hiện và phản ứng kịp thời với tên lửa siêu vượt âm.
Cameron Tracy, chuyên gia kiểm soát vũ khí tại Đại học Stanford (Mỹ), đã gọi siêu vượt âm là công nghệ mang tính tiến hóa. Theo ông, nó chắc chắn không phải thứ làm thay đổi thế trận. “Trong một cuộc chạy đua vũ trang về một loại vũ khí mà ai cũng có thể phát triển, mục tiêu chính là sở hữu thứ vũ khí đó sớm nhất”, ông nói.
Theo ông Tracy, giải pháp là đưa vũ khí siêu vượt âm vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân, mặc dù hiện nay Triều Tiên và Trung Quốc không tham gia bất kỳ hiệp ước nào.
Nguồn: Báo Tin Tức
Link bài viết gốc